Một số quy định hiện hành về cách tính tải trọng xe năm 2021. Nghị định 171/2013/NĐ-CP của Chính phủ đang ngày một siết chặt và xử lý mạnh tay hơn với các trường hợp vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Sau đây, Xe chuyên dụng Việt Nam xin giới thiệu cho bạn quy định và cách tính tải trọng xe tải năm 2021, giúp bạn ước lượng số hàng hóa cho phép.
I. Những điều cần biết về tải trọng xe tải
1. Tải trọng là gì?
Tải trọng là khối lượng hàng hóa cho phép chuyên chở được xác định theo Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, là thông số quan trọng hàng đầu khi bạn quyết định mua xe tải.
2. Tổng tải trọng xe là gì?
Tổng tải trọng xe tải hay tải trọng toàn bộ là tổng khối lượng bản thân của xe tải cộng với khối lượng hàng cho phép tham gia giao thông. Đây là con số quan trọng khi thiết kế xe tải bởi tổng tải trọng của xe là không thay đổi. Vì vậy, các nhà sản xuất xe ô tô cần phải tính toán khoảng cách trục của xe và tải trọng bản thân xe để cho ra đời những chiếc xe có tải trọng phù hợp với nhu cầu vận chuyển trên thị trường. Cách tính tải trọng xe cũng dựa vào tổng tải trọng để cho ra con số chính xác nhất.
3. Làm sao để nhận biết tải trọng của xe?
Cách nhận biết xe tải bao nhiêu tấn rất dễ dàng khi bạn biết cách đọc thông số ghi trên cửa xe tải và nhìn vào số trục (cách nhận biết xe tải mấy chân) của xe theo như bảng tải trọng chúng tôi đề cập phía trên.
Nhiều người khi đi mua xe tải cũ thường đặt ra câu hỏi làm thế nào để biết tải trọng của xe? Câu trả lời vô cùng đơn giản, bạn chỉ cần xem qua biển tải trọng (logo trọng tải xe) ghi trên cánh cửa xe được luật pháp quy định
II. Các quy định hiện hành về tải trọng xe
Theo quy định của bộ Giao thông vận tải, tất cả các xe tải chở hàng đều phải chở đúng theo trọng tải quy định của xe. Trong quá trình vận chuyển, khối lượng chở của xe không được vượt quá 10% trọng tải cho phép của xe đối với xe tải trọng dưới 5 tấn, và không được vượt quá 5% trọng tải đối với xe trên 5 tấn. Vậy nên chúng ta mới cần cách tính tải trọng xe trước khi vận hành xe tải.
Mỗi xe sẽ có những trọng tải khác nhau, những đặc điểm khác nhau. Vì vậy, tùy vào khối lượng và loại hàng hóa, vật dụng cần chở khác nhau mà bạn nên chọn những chiếc xe tải phù hợp.
Quy định về Giấy phép lưu hành xe vượt quá trọng tải
Theo quy định của Bộ Giao Thông Vận Tải, chỉ cấp Giấy lưu hành xe quá tải trọng trên đường bộ trong một số trường hợp đặc biệt.
Cụ thể là khi không còn phương án vận chuyển nào khác hoặc không thể sử dụng loại phương tiện giao thông cơ giới nào khác phù hợp để vận chuyển trên đường.
Trong cách tính tải trọng xe cũng có tính phần trăm quá tải và xử phạt theo mức % này.
Đặc biệt, sẽ không cấp Giấy phép lưu hành xe trong trường hợp chở hàng hóa vượt quá khối lượng hàng hóa chuyên chở theo thiết kế của nhà sản xuất sau khi các thiết kế lại xe đã được phê duyệt.
Trong trường hợp vượt quá trọng tải xe làm ảnh hưởng và vượt quá khả năng khai thác của đường bộ mà yêu cầu phải khảo sát, kiểm định đường bộ thì cá nhân, tổ chức có nhu cầu lưu hành xe phải chịu trách nhiệm chi trả những khoản chi phí có liên quan. Chỉ khi hoàn thành nghĩa vụ, trách nhiệm này cơ quan thẩm quyền mới cấp Giấy lưu hành xe cho đơn vị.
III. Hướng dẫn cách tính tải trọng xe năm 2020
a) Cách tính tải trọng xe tải
Công thức tính tải trọng xe tải như sau:
Tải trọng = Tổng trọng tải – tự trọng xe – cân nặng của người ngồi trên xe
Ví dụ: Một chiếc xe chở cát có 2 tài xế ngồi trên xe, xe có trọng tải 8 tấn. Muốn tính tải trọng hàng hóa xe tải, ta để nguyên xe và người lên bàn cân trong trạm cân. Lấy tổng số kết quả cân được trừ cho 8 tấn (cân nặng của xe) và trừ đi số cân nặng của 2 tài xế sẽ ra tải trọng của hàng hóa đang chở.
b) Cách tính tải trọng xe quá tải
Xe vượt quá trọng tải được hiểu là một xe chở hàng vượt quá khối lượng hàng hóa được phép chuyên chở theo giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (đăng kiểm xe). Cách để tính tải trọng xe quá tải sẽ là:
Khối lượng chở hàng quá tải = Tổng trọng tải cân được hiện tại – Khối lượng xe – Trọng tải hàng hóa xe được phép chở.
Ví dụ: Một xe tải nhỏ có khối lượng 3.5 tấn, khối lượng hàng hóa xe được chở là 6 tấn. Thời điểm công an giao thông kiểm tra và cân xe tổng khối lượng của xe là 10 tấn. Vậy:
Khối lượng hàng quá tải là: 10 – 3.5 – 6 = 0.5 tấn
Một điểm mà tài xế cần lưu ý là các mức phạt sẽ dựa vào phần trăm quá tải được tính theo khối lượng đã tính ở trên, công thức tính của nó là:
Phần trăm quá tải (%) = Khối lượng chở hàng quá tải đã tính được/Tải trọng tối đa
Theo như ví dụ trên thì phần trăm quá tải tính được là:
Phần trăm quá tải: 0.5 : (6 x 100%) = 8.3%.
Mức phạt đối với xe chở hàng quá tải (dựa trên % quá tải) sẽ là:
Đối tượng
% Phạt
|
Người điều khiển phương tiện
|
Chủ xe
|
10 – 40%
|
Phạt tiền từ 800.000 đến 1.000.000 đồng.
|
Phạt tiền từ 2.000.000 – 4.000.000 đồng với chủ sở hữu cá nhân, 4.000.000 – 8.000.000 đồng nếu là tổ chức.
|
40 -60%
|
Phạt tiền từ 3.000.000 – 5.000.000 đồng, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 01 đến 03 tháng.
|
Phạt tiền từ 12.000.000 – 14.000.000 đồng với chủ sở hữu cá nhân, 24.000.000 – 28.000.000 đồng nếu là tổ chức.
|
60 – 100%
|
Phạt tiền từ 5.000.000 – 7.000.000 đồng, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.
|
Phạt tiền từ 14.000.000 – 16.000.000 đồng với chủ sở hữu cá nhân, 28.000.000 – 32.000.000 đồng nếu là tổ chức.
|
Quá tải trên 100%
|
Phạt tiền từ 7.000.000, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 03 – 05 tháng.
|
Phạt tiền từ 16.000.000 – 18.000.000 đồng với chủ sở hữu cá nhân, 32.000.000 – 36.000.000 đồng nếu là tổ chức.
|
Vậy nếu xe trên có phần trăm quá tải là 14.2% thì mức phạt mà người điều khiển phương tiện và chủ xe phải chịu sẽ từ 3 đến 10 triệu đồng.
Kết
Nắm được thông tin quan trọng về cách tính tải trọng xe sẽ giúp người điều khiển và chủ phương tiện chấp hành đúng quy định của pháp luật, đảm bảo an toàn và trách thâm hụt chi phí khi làm ăn. Hy vọng bài chia sẻ trên sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình điều khiển và lưu thông trên đường.